Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT – SINH 11

Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật.doc

 

TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT – SINH 11

 

A. TRAO ĐỔI NƯỚC

Câu 1: Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là:

A. Rễ                                               B. Thân                                          C. Rễ, thân , lá                              D. Lá

Câu 2:  Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng là:

A. Số lượng tế bào lông hút lớn.                                                        

B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả.

C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút.                                      

D. Số lượng rễ bên nhiều

Câu 3: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:

A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)

C. lực đẩy (áp suất rễ).

D. lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Câu 4: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:

A. Qua thân, cành và lá                                                                      B. Qua khí khổng và qua cutin

C. Qua cành và khí khổng của lá                                                      D. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá

Câu 5:  Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?

A. khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

B. khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cây.

C. giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

D. tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
Câu 6:  Trong các đặc điểm dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm của tế bào lông hút thích nghi với chức năng hút nước?

(1) Thành tế bào dày.

(2) Không thấm cutin.

(3) Có không bào nằm ở trung tâm lớn.

(4) Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.

             A. 2.                                B. 3.                                          C.4.                                 D.5.

Câu 7: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?

             (1) Hiện tượng rỉ nhựa.                                                 (2) Hiện tượng ứ giọt.

             (3) Hiện tượng thoát hơi nước. (4) Hiện tượng đóng mở khí khổng.

    A. 2.                                B. 3.                                          C. 1.                                D.4.

Cân 8: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bộ rễ của cây phát triển tốt?

(1)     Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

(2)     Phá váng, làm có sục bùn.

(3)     Luôn tưới cho gốc cây đẫm nước.

(4)     Bón nhiều phân hóa học.

(5)     Tưới nước và bón phân hợp lí.

             A. 1.                              B. 5.                                            C. 3.                                                           D. 4.

Câu 9: Có bao nhiêu lí do sau đây làm cho cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì sẽ chết?

(1)   Rễ cây thiếu oxi, nên cây hô hấp không bình thường.

(2)   Lông hút bị chết.

(3)   Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

(4)   Cây bị thừa nước tất cả các tế bào đều bị úng nước nên hoạt động kém.

             A. 1.                              B. 2.                                            C. 3.                                                           D. 4.

Câu 10: Những nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
               
I. Trời nắng gay gắt kéo dài             

                II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài
                III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn           

                IV. Cây bị thiếu phân

                A. I, IV                   B. II, III                 C. III, IV                               D. II

Câu 11. Mạch rây được cấu tạo

    1. Gồm các tế bào chết             2. Gồm các quản bào                                              3. Gồm các mạch ống 

    4. Gồm các tế bào sống            5. Gồm các TB hình rây                                          6. Gồm các TB kèm

                A. 1, 2, 3                                B. 1, 4, 5                                C. 4, 5, 6                                D. 4, 2, 3   

Câu 12. Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ

1. Lực đẩy (áp suất rễ)                                                            

2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

4. Sự chênh lệch áp suât thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan đích (hoa, củ…)

5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất

A. 1, 3, 5                                      B. 1, 2, 4                                     C. 1, 2, 3                          D. 1, 3, 4

Câu 13. Có bao nhiêu ý đúng về nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt ?

(1) Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra          

(2) Có sự bão hòa hơi nước trong không khí

(3) Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá     

(4) Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá

                A. 1                                         B. 3                                   C. 4                              D. 2

Câu 14. Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:

(1)     Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín.

(2)     Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang hồng

(3)     Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá.

(4)     So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.

Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là

                A. (1) → (2) → (3) → (4).                                   B. (2) → (3) → (1) → (4).

                C. (3) → (2) → (1) → (4).                                   D. (3) → (1) → (2) → (4).

Câu 15. Kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm quan sát thoát hơi nước qua lá ta thấy nội dung nào dưới đây là đúng với thực tế?

A. Giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu hồng sang màu xanh da trời.

B. Giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng.

C. Diện tích giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng nhỏ hơn so với mặt trên lá.

D. Diện tích giấy tẩm coban clorua mặt trên chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng lớn hơn so với mặt dưới lá.

Câu 16. Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa trao đổi chất trong tế bào với trao đổi chất của cơ thể:

A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào không liên quan đến sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

C. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là cơ sở cho chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

D. Chỉ có trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là quyết định sự tồn tại của sinh vật

 

B. DINH DƯỠNG KHOÁNG

Câu 17:  Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:

                A. NH4+ và NO3-                                                   B. NO2-, NH4+ và NO3-       

                C. N2, NO2-, NH4+ và NO3-                  D. NH3, NH4+ và NO3-

Câu 18: Enzim có khả năng bẻ gãy ba liên kết cộng hóa trị bền vững giữa hai nguyên tử nitơ để liên kết với hidro tạo ra amoniac là

A.      Hidrogennaza                                             C. Nitrôgennaza

B.      Polimelaza                                                   D. Amonigennaza.

Câu 19: Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hoà tan dễ hấp thụ đối với cây là:

A. Bón vôi cho đất kiềm   

B. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua.    

C. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion.     

D. Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước        

Câu 20: Tại sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lý tuỳ thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?

A. Giúp cây trồng sinh trưởng tốt, năng suất cao.        

B. Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.            

C. Hiệu quả phân bón cao nhưng giảm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm môi trường - nông sản.         

D. Giúp cây trồng sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả phân bón cao nhưng giảm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm nông sản và môi trường.

Câu 21: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây trồng là

A.      Đất, nước.                                                            B. Đất, không khí                               

C. Không khí, nước                                                   D. Đất, nước, không khí.

Câu 22: Trong các loài VSV sau, loài vi sinh vật có khả năng cố định nitơ là

(1). Vi Khuẩn lam                                              (2) Vi khuẩn nốt sần ở cây họ đậu

(3) vi khuẩn nitrat hóa                                      (4) vi khuẩn amon hóa

(5) vi khuẩn phản nitrat hóa                            (6) vi khuẩn kị khí.

A. 1,2                                    B. 1,3,4                  C. 1,4,5, 6                              D. 1,2,4,5.

Câu 23: Cho thông tin sau :

(1). Bón vôi cho đất chua

(2). Cày lật úp rạ xuống

(3). cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn

(4). Bón nhiều phân vô cơ.

Những biện pháp giúp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan là

                 A. 1, 2, 3                               B. 1, 2, 3, 4                            C. 1, 2, 4                                D. 1, 3, 4

Câu 24: Trong các điều kiện sau:

                (1) Có các lực khử mạnh.

                (2) Được cung cấp ATP.

                (3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

                (4) Thực hiện trong điều kiện kị khí.

                Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là:

                A. (1), (2) và (3).                                                  B. (2), (3) và (4).

                C. (1), (2) và (4).                                                  D. (1), (3) và (4).

Câu 25: Trong các vai trò sau đây, có bao nhiêu vai trò chỉ có ở nguyên tố đại lượng?

             (1) Tham gia cấu trúc tế bào.

             (2) Hoạt hoá enzim trong quá trình trao đổi chất.

             (3) Thành phần cấu tạo các đại phân tử.

             (4) Cấu tạo nên các xitocrom.

        A. 4.                           B. 3.                     C. 2.                                         D. 1.

Câu 26: Trong các trường hợp sau:

(1) Sự phóng điện trong các cơn giông đã ôxi hóa N2 thành nitrat.

(2) Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.

(3) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.

(4) Nguồn nitơ trong nhan thạch do núi lửa phun.

Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrat và amôn tự nhiên?

                A. 1.                                        B. 2.                                        C. 3.                                        D. 4.

Câu 27. Tại sao khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thì màu sắc của lá cây bị thay đổi?

A. Vì trong các nguyên tố khoáng có chứa các loại sắc tố giống như trong lá cây.

B. Vì các nguyên tố khoáng là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các sắc tố trong lá cây.

C. Vì không đủ nguyên liệu để cây quang hợp nên sắc tố trong lá không được hình thành.

D. Vì các nguyên tô khoáng là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các enzim quang hợp.

Câu 28: Quá trình nào sau đây là cố định nitơ?

A. 2NH3 + 3O2 2HNO2 + 2H2O.                                    B. N2 + O2 + H2O NO3- + H+.

C. N2 + 3H2 2NH3.                                                                           D. 2HNO2 + O2 2HNO3

Câu 29: Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nito?

A. Qúa trình nitrat hóa và phản nitrat hóa                  B. Qúa trình amôn hóa và phản nitrat hóa

C. Qúa trình amôn hóa và nitrat hóa                                              D. Qúa trình cố định đạm

Câu 30: Chọn câu sai: Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm

A. năng suất thấp.                                                               B. chi phí phân bón cao, hiệu quả kinh tế thấp.

C. ô nhiễm nông phẩm, môi trường.                                                D. cây phát triển xanh tốt.

Câu 31: Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì:

A. Lượng N2 trong không khí quá thấp

B. Lượng N2 tự do bay lơ lửng trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được

C. Phân tử N2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được

D. Do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn

Câu 32: Vai trò của các nhóm vi khuẩn (tự do, cộng sinh) trong quá trình cố định nitơ phân tử trong không khí là:

A. Cung cấp năng lượng để quá trình khử dễ xảy ra.

B. Chứa enzim nitrogenaza bẻ gãy liên kết ba trong nitơ phân tử.

C. Cung cấp lực khử mạnh cho quá trình khử.

D. Cung cấp nhiệt độ cho quá trình khử.

 

C. QUANG HỢP , HÔ HẤP

Câu 33: Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở:

A. Thực vật và một số vi khuẩn.                                 B. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn.

 C. Tảo và một số vi khuẩn.                                          D. Thực vật, tảo.

Câu 34: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp:

A. Grana                                        B. Lục lạp                                     C. Lạp thể                                      D. Diệp lục

Câu 35: Sản phẩm của pha sáng gồm:

A. ATP, NADPH VÀ O2.                                     B. ATP, NADPH VÀ CO2.

C. ATP, NADPVÀ O2.                                       D. ATP, NADPH.

Câu 36: Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

                A. xanh lục và vàng.                                           B. vàng và xanh tím.

                C. xanh lơ và đỏ.                                 D. đỏ và xanh tím.

Câu 37: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

         A. Chu trình crep → Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

         B.  Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep.

         C. Đường phân → Chu trình crep → Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

         D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân.

Câu 38:. Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?
I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang
trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp
III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.

                A. I, II, III                             B. I, II, IV                             C. II, III, IV          D. I, II, III, IV

Câu 39: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?

(1) Diễn ra ở các tilaoit

(2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp

(3) Là quá trình oxi hóa nước

(4) Nhất thiết phải có ánh sáng

Những phương án trả lời đúng là

               A. (1), (2), (4)        B. (2), (3), (4)        C. (1), (3)                               D. (1), (4)

Câu 40: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối

(1) Giải phóng oxi

(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat

(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước

(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP

(5) Sinh ra nước mới

Những phương án trả lời đúng là

               A. (1), (4)                               B. (2), (3)                               C. (3), (5)                               D. (2), (5)

Câu 41: Cho các phát biểu sau :

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(3) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

(4) Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

               A. 2.                                        B. 3.                                        C. 4.                                        D. 1.

Câu 42: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?

               (1) Lizôxôm.                         (2) Ribôxôm.                        (3) Lục lạp

               (4) Perôxixôm.     (5) Ti thể.                               (6) Bộ máy Gôngi.

               Phương án trả lời đúng là:

               A. (3), (4) và (5).                                                  B. (1), (4) và (5).

               C. (2), (3) và (6).                                                  D. (1),(4) và (6).

Câu 43. Người ta đã tiến thành thí nghiệm để phát hiện hô hấp tạo ra khí COqua các thao tác sau:

(1) Cho 50g các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh.

(2) Vì không khí đó chứa nhiều CO2 nên làm nước vôi  trong bị vẩn đục.

(3) Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh.

(4) Cho đầu ngoài của ống thủy tinh hình chữ U đặt vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong.

(5) Nước sẽ đẩy không khí trong bình thủy tinh vào ống nghiệm.

(6) Sau 1,5 đến 2 giờ ta rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt.

Các thao tác thí nghiệm được tiến hành theo trình tự đúng là

A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6).        B. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).

C. (1) → (3) → (4) → (6) → (5) → (2).        D. (2) → (3) → (4) → (1) → (5) → (6).

Câu 44. Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong bị vẩn đục, điều này đã chứng minh

A. hô hấp đã tạo ra khí O2.                    B. hô hấp đã tạo ra khí CO2.

C. hô hấp đã tạo ra năng lượng ATP.    D. hô hấp đã tạo ra hơi H2O.

Câu 45. Khi cho que diêm đang cháy vào bình chứa hạt đang nảy mầm thì

A. ngọn lửa cháy bình thường.                         B. ngọn lửa cháy bùng lên.

C. ngọn lửa bị tắt ngay.                                      D. ngọn lửa tiếp tục cháy một thời gian sau.

Câu 46. Khi cho que diêm đang cháy vào bình chứa hạt đang nảy mầm thì ngọn lửa sẽ tắt ngay, hiện tượng này là do

A. hô hấp tạo ra nhiệt.                                                        B. hô hấp tạo ra năng lượng ATP.

C. hô hấp tạo ra nước.                                                        D. hô hấp tạo ra khí CO2.

Câu 47. Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong thế nào ?

A. Nước vôi trong bị vẩn đục.                           B. Nước vôi trong vẫn trong như ban đầu.

C. Nước vôi trong ngã sang màu hồng.           D. Nước vôi trong ngã sang màu xanh da trời.

Câu 48. Có bao nhiêu ý đúng về vai trò của hệ sắc tố quang hợp?

(1) Hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng vào trung tâm quang hợp                  

(2) Tạo màu sắc cho lá, củ, quả      

(3) Giúp cây hấp thụ CO2 cho quang hợp     

(4) tích lũy năng lượng

A. 2                                         B. 1                                         C. 3                                                         D. 4

Câu 49. Lá cây có màu xanh lục vì:

A. Diệp lục a hấp thụ as màu xanh lục.

B. Diệp lục b hấp thụ as màu xanh lục

C. Nhóm sắc tố phụ (carotênôit) hấp thụ as màu xanh lục.

D. Hệ sắc tố không hấp thụ as màu xanh lục

Câu 50. Trong quá trình quang hợp, nếu cây đã sử dụng hết 24 phân tử nước (H2O) sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ôxi (O2)?

A. 6.                                        B. 12.                                     C. 24.                                                     D. 48.

Câu 51. Vì sao TV CAM cố định CO2 vào ban đêm?

A. Ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm TV này

B. Mọi TV đều thực hiện pha tối vào ban đêm

C. Ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2

D. Ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước

Câu  52. Một đặc trưng rất quan trọng ở TV C4

A. có quang hô hấp nên cường độ QH cao hơn TV C3.

B. có quang hô hấp nên cường độ QH thấp hơn TV C3.

C. không có quang hô hấp nên cường độ QH cao hơn TV C3.

D. không có quang hô hấp nên cường độ QH thấp hơn TV C3.

Câu 53. Ở rêu, chất hữu cơ C6H12O6 được tạo ra ở giai đoạn nào của quang hợp?

A. Pha tối.             B. Pha sáng.                          C. Chu trình Canvin.                          D. Quang phân li nước.

Câu 54. Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3  vì

A. tận dụng được nồng độ CO2                                                              B. tận dụng được ánh sáng cao

C. nhu cầu nước thấp                                                         D. không có hô hấp sáng

Description: Description: https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/06/26/10/de-thi-thpt-quoc-gia-mon-sinh-hoc-2019-chinh-thuc-cua-bo-gd-dt-6.jpgCâu 55. Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây đúng về kết quả của thí nghiệm?

A. Nồng độ khí ôxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh.

B. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm không thay đổi.

C. Giọt nước màu trong ống mao dẫn bị đẩy dần sang vị trí số 6, 7, 8.

D. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat.