Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN PHÂN TỬ VÀ TẾ BÀO AXITNUCLEIC, PRÔTÊIN

PHÂN TỬ - TẾ BÀO.docx

 

CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN PHÂN TỬ VÀ TẾ BÀO

AXITNUCLEIC, PRÔTÊIN

NHẬN BIÊT (3)

Câu 1: Đơn phân cấu tạo của prôtêin là:

   A. Axit nucleic                      B. Nuclêic                   C. Axit amin              D. Axit photphoric

Câu 2. Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?

A. Xitôzin.                              B. Uraxin.                   C. Timin.                     D. Ađênin.

Câu 3: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?

A. U và T                    B. T và A                    C. A và U                    D. G và X

THÔNG HIỂU (3)

Câu 4: Cho các nhận định sau:

(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit

(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp

(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn

(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau

(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học

Có bao nhiêu nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?

A. 2.                            B. 3                             C. 4.                            D. 5

Câu 5: Cho các ví dụ sau:

(1) Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da

(2) Enzim lipaza phân giải lipit

(3) Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu

(4) Glicogen dự trữ ở trong gan

(5) Hêmoglobin vận chuyển O2 và CO2

(6) Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

Có bao nhiêu ví dụ minh họa cho các chức năng của protein?

A. 3                                         B. 4                 C. 5                                         D. 6

Câu 6: Trong các phát biểu sau đây có những phát biểu nào là đúng về điểm khác biệt giữa cấu tạo của ADN với cấu tạo của tARN ?

1.ADN có cấu tạo hai mạch còn tARN có cấu tạo một mạch.

2.ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung, tARN thì không có.

3.Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân tARN.

4.ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn tARN.

A. 1,2,3.                                  B. 1,2,4.                                  C. 1,3,4.                      D. 1,2,3,4.

Câu 7. Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêootit là : A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là

 A. 1800.                     B. 1500.                                  C. 2100.                      D. 1200.

Câu 8. Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?

A. ADN.                     B. tARN.                                C. rARN.                     D. mARN.

Câu 9: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là

A.448.                         B. 224.                                                C. 112.                                    D. 336

Câu 10. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = ¼ thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là

A. 10%                        B. 40%                                    C. 20%                        D. 25%.

VẬN DỤNG (4)

Câu 7: Cho các hiện tượng sau:

(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc

(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua

(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng

(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục

Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?

A. 1.                B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu 8. Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại  X  chiếm  20%  tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1.Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.             2. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.

3. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.        4. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.

A. 1.                                       B. 3.                                   C. 2.                                   D.4.

Câu 9 : Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có  = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

A. A + G = 80%; T + X = 20%                                    B. A + G = 20%; T + X = 80%

C. A + G = 25%; T + X = 75%                                     D. A + G = 75%; T + X = 25%

Câu 10: Cho các ý sau:

(1) Phân tử protein có cấu trúc bậc 4 khi có từ 2 chuỗi pôlipeptit trở lên

(2) Protein trong cơ thể luôn được phân hủy và luôn được tổng hợp mới

(3) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người do sai lệch trong quá trình tự sắp xếp của một axit amin trong chuỗi β của phân tử hêmoglobin

(4) Protein được cấu tạo từ axit amin không thay thế và axit amin thay thế

(5) Thức ăn động vật có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều loại axit amin không thy thế

(6) Protein tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền của tế bào

Trong các ý trên, có bao nhiêu ý đúng?

A. 3                 B. 4                 C. 5                 D. 6

 

II.GEN, MÃ DI TRUYỀN, CÁC CƠ CHẾ DI TRUYỀN PHÂN TỬ

ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN

Nhận biết

Câu 10: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:  

     A. codon.                             B. gen.                                  C. anticodon.                   D. mã di truyền.

Câu 11: Mã di truyền là:

     A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

     B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

     C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

     D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 12: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

     A. 6 loại mã bộ ba.                                                       B. 3 loại mã bộ ba.            

     C. 27 loại mã bộ ba.                                                     D. 9 loại mã bộ ba.

Câu 13. Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các axit amin?

A. 60                            B. 61                            C. 63                              D. 64

Câu 14: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

    A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’; 3’UGA5’.                     B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.

    C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.                      D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.

Câu 15: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

     A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

     B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

     C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

     D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 16: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

     A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.                                B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

     C. Mã di truyền có tính phổ biến.                                D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 17: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

     A. Mã di truyền có tính phổ biến.                                B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

     C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.                               D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu 18: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:

     A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

     B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

     C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

     D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 19. Axitamin mở đầu quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ có tên là:

A. Metionin                            B. Foocmin Metionin        C. Lizin                              D. Valin

        Câu 20: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở.

        A. Tế bào chất.            B. Ribôxôm.                C. Ti thể.                     D. Nhân tế bào.

Câu 21: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

     A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

     B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

     C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

     D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 22: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là:                     

     A. ADN giraza                  B. ADN pôlimeraza            C. Hêlicaza                       D. ADN ligaza

Câu 23: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

     A. tháo xoắn phân tử ADN.

     B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

     C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.                   

     D. nối các đoạn Okazaki với nhau.

Câu 24: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A.  vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)

B.  gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

C.  gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

D.  vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

Câu 25: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Ôp êron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo?

A.Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế.

B.Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.

C.Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

D.ARN polimeraza liên kết với vùng vận hành của operon Lac và tiến hành phiên mã.

Câu 26. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

Description: https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/06/26/10/de-thi-thpt-quoc-gia-mon-sinh-hoc-2019-chinh-thuc-cua-bo-gd-dt-8.jpg

      

 

 

      

A. Sơ đồ IV.                            B. Sơ đồ I.                         C. Sơ đồ II.                       D. Sơ đồ III.

Thông hiểu

Câu 17: Một đoạn gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau:

Mạch 1:                            5’...TAX TTA GGG GTA XXA XAT TTG...3'

Mạch 2:                            3’...ATG AAT XXX XAT GGT GTA AAX...5'

Nhận xét nào sau đây là đúng ?

       A.  Mạch mang mã gốc là mạch 2; số axit amin được dịch mã là 4.

       B.  Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 5.

       C. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 4.

                   D. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 7.

Câu 18: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực như sau:

1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp  mARN tại vị trí đặc hiệu(khởi đầu phiên mã)

2)  ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 5’ – 3’.

3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ – 5’.

4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện diễn ra theo trình tự đúnglà:

A. (1), (4), (3), (2).                                                      B. (1), (2), (3), (4).

C. (2), (1), (3), (4).                                                      D. (2), (3), (1), (4).

Câu 19: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5→ 3.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).         B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).

C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).         D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).

Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực? 

(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.

(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất.

(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.

(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.

•         4.                                     B. 1.                                    C. 3.                                        D. 2.

Câu 21: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 22. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.

2. Vùng khởi động (P) là  nơi ARN pôlimeraza bám vào  và  khởi đầu phiên mã.

3. Khi môi trường không có  lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có  thể phiên mã.

4. Khi gen cấu trúc Z và gen cấu trúc A đều phiên mã 8 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 8 lần.

A. 3.                                       B. 2.                                   C. 4.                                   D. 1.

Câu 23. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, những phát biểu sau đây chính xác ?

1. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.

2. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

3. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.

4. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 10 lần thi gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần.

5. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

6. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần.

A. 1,2,3, 6.                              B. 1,3,5,6.                               C. 1,2,4,6                                D. 2,3,4,5

VẬN DỤNG

Câu 23: Một gen dài 0,306 µm, có 2160 liên kết hiđrô. Khi gen này nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo nên các gen con. Số lượng nuclêotit từng loại mà môi trường nội bào đã cung cấp để tạo nên các gen con đó là

A. A = T = 1260; G = X= 1320.                          B. A = T = 2160; G = X= 1440.

C. A = T = 1620; G = X= 1080.                           D. A = T = 1080; G = X= 720.

Câu 24: Giả sử một gen được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit: A, T, G thì có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A. 8 loại mã bộ ba.                                               B. 61 loại mã bộ ba.   

C. 27 loại mã bộ ba.                                             D. 32 loại mã bộ ba.

Câu 25: Một gien dài 0,51, mạch bổ sung với mạch gốc của gen có tỉ lệ nu:A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Khi gen này phiên mã 2 đợt thì nhu cầu uraxin môi trường cung cấp là bao nhiêu:

     A.150                     B. 600                         C. 450                         D. 300

Câu 26: Trong các phát biểu dưới đây có những phát biểu nào đúng về điểm giống nhau giữa hai cơ chế tái bản và phiên mã:

            1. Enzim tác động trên mạch khuôn theo chiều 3’-5’ và mạch mới đều được tổng hợp theo chiều ngược lại.

            2. Đều dùng các nguyên liệu là các nu tự do như nhau.

            3. Đều cần năng lượng và enzim Polymeraza; Đều dựa vào ADN trong nhân làm khuôn mẫu.

            4. Cả hai mạch ADN đều tách đôi và sử dụng nguyên liệu là các bazơnitơ của môi trường hợp với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.

            A. 3,4                          B. 1,3,4                       C. 1,3                          D. 1,2,3,4

Câu 27. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

1. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.

2. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

3. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.

4. Khi  gen  cấu  trúc  A  và  gen  cấu  trúc  Z  đều  phiên  mã  10  lần thì   gen  cấu   trúc  Y   cũng phiên mã 10 lần.

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 28: Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin.

Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.

(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.

(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.

(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.

A. 4.                B. 1                 C.3                  D.2

Câu 29: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

A.Ser-Ala-Gly-Pro      B. Pro-Gly-Ser-Ala.    C.Ser-Arg-Pro-Gly      D. Gly-Pro-Ser-Arg.

Câu 30: Giả sử từ một tế bào vi khuẩn có 3 plasmit, qua 2 đợt phân đôi bình thường liên tiếp, thu được các tế bào con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1) Quá trình phân bào của vi khuẩn này không có sự hình thành thoi phân bào.

(2) Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con.

(3) Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit.

(4) Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit.

(5) Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit.

A. 4.                                        B. 5.                                        C. 2.                                        D. 3.

III.ĐỘT BIẾN GEN

NHẬN BIẾT

Câu 1. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

A.  Đ ột biến gen chỉ xảy ra trong nguyên phân mà không xảy ra trong giảm phân.

B.  Đ ột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen gọi là đột biến điểm.

C.  Đ ột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

D.  Đ ột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa.

Câu 2: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến

A. đã biểu hiện ra kiểu hình.                                             B.gen hay đột biến nhiễm sắc thể.       

C. nhiễm sắc thể.                                                               D. gen

Câu 3: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là

     A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A                             B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A

     C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X                              D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X

Câu 4: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A*) là T-A*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp

     A. T-A                               B. A-T                               C. G-X                               D. X-G

Câu 5: Đột biến gen làm xuất hiện:
A. Các alen mới.                                                         B. Các gen mới.         

C. Các nhiễm sắc thể mới.                                          D. Các tính trạng mới.
Câu 6: Nguyên nhân gây đột biến gen do:

A. sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nn vật của, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.

B. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trưng.

C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vt lí của môi trưng,  tác nhân sinh học của môi trưng.

D. tác nhân vật , tác nhân hoá học.

Câu 7:  Trong các trường hợp đột biến gen, trường hợp nào gây hậu quả lớn nhất ?

A. Thay thế một cặp nuclêôtit ở đoạn giữa.  

B. Mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên sau bộ ba mở đầu.

C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở cuối cùng.

D. Mất 1 cặp nuclêôtit cuối cùng trước bộ ba kết thúc.

Câu 8: Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến 5BU gây ra là:

A. Mất 1 cặp nucleotit.                     B. Thay thế  cặp A – T bằng cặp G – X.

C. Thêm một cặp nucleotit.              D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A.

Câu 9: Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến gen nào?

  A   T   G   X                                     T   T   G   X

  

   T   A   X   G                                   A   A   X   G

A.   Đảo vị trí giữa các cặp nuclêôtit.                  B.   Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.        

C.   Thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.                  D.   Thay thế cặp A - T bằng cặp T – A

Câu 10: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là

A. vi khuẩn                 B. động vật nguyên sinh                     C. 5BU            D. virut hecpet

Câu 11: Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen là

A. Thêm và thay thế một cặp nucleotit.          B. Mất và thêm 1 cặp nucleotit.

C. Thay thế 1 cặp nucleotit.                            D. Mất và thay thế một cặp nuleotit.

Câu 12: Khi xảy ra đột biến thay thế một cặp G - X bằng cặp A - T thì tổng số liên kết hiđrô của gen thay đổi như thế nào?

A. Tăng một liên kết hiđrô;                 B. Giảm một liên kết hiđrô.

C. Không thay đổi số liên kết hiđrô;   D. Tăng hoặc giảm một liên kết hiđrô

Câu 13: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

     A. Mất một cặp nuclêôtit.                                            B. Thêm một cặp nuclêôtit.

     C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.                           D. Thay thế một cặp nuclêôtit.

THÔNG HIỂU

Câu 34: Cho biết các côdon mã hóa các axitamin tương úng trong bảng sau:

Côdon

5’AAA3’

5’XXX3’

5’GGG3’

5’GUU3’hoặc

5’GUX3’

5’XUU3’hoặc

5’XUX3’

5’UXU3’

Axitamin

Tương ứng

Lizin

(Lys))

Prôlin

Glixin

Valin

Lơxin

Xêrin

Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axitamin Pro - Gly - Lys - Val. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit Guanin (G) trên mạch gốc bằng nuclêôtit loại ađênin (A). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là

A. 3’XXXGAGTTTAAA5’.                                      B. 3’GGGXXXTTTXGG 5’.

            C.5’GAGXXXGGGAAA3’.                                     D. 5’GAGTTTXXXAAA 3’.

Câu 35: Cho các bệnh và hội chứng ở người

1. Ung thư máu                           2. Hồng cầu hình liềm          3. Bạch tạng

4. Hội chứng Đao                5. Máu khó đông                  6. Hội chứng Tơcnơ

7. Hội chứng Claiphentơ     8. Bệnh mù màu                   9. Bệnh phenyl keto niệu

Số bệnh do đột biến gen là

          A. 4                                    B. 3                                    C. 5                                    D. 6

VẬN DỤNG

Câu 36: Gen mã hóa cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin, một đột biến xảy ra làm cho gen mất 3 cặp nuclêôtit ở những vị trí khác nhau trong cấu trúc của gen nhưng không liên quan đến bộ ba mã khởi đầu và bộ ba mã kết thúc . Trong quá trình phiên mã môi trường nội bào đã cung cấp 5382  ribônuclêôtit tự do. Hãy cho biết đã có bao nhiêu phân tử mARN được tổng hợp?

A. 5 mARN.                       B. 4 mARN.                  C. 8 mARN.                  D. 6 mARN.

Câu 37 : Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:

3’TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- TTA - XXT - XGG- GAG - GXX - GAA - ATT 5’

Nếu đột biến thay thế nucleeotit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) môi trường cung cấp để gen trên tổng hợp chuỗi polipeptit là

A. 6 aa                           B. 5aa                             C. 7 aa                            D. 4 aa

Câu 38: Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1.Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.

2. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.

3. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.

4. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 39: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng :

1. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X

2. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là mất một cặp A-T hoặc mất một cặp G-X

3. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X  

4. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. 

 

•         1  B. 2                               C. 3                                 D.4

Câu 40: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng.

 (1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2). Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3).  Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

 (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A. (3), (4), (5).    B. (1), (3), (5).          C. (2), (4), (5).            D. (1), (2), (3).

Câu 41 : Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 4080 A và có số nucleotit loại Timin gấp 2 lần số nucleoti loại Guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a xoa 2798 liên kết hidro . Số lượng từng loại nucleotit của alen a là:

       A. T = A = 799, G = X = 401.                 B. T = A = 801, G = X = 400.

       C. T = A = 800, G = X = 399.                 D. A = T = 799, G = X = 400.

Câu 42: Một gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit loại A. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là:

            A. A = T = 359, G = X = 541.                 B. A = T = 361, G = X = 539.

            C. A = T = 360, G = X = 540.                 D. A = T = 359, G = X = 540.

Câu 43. Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:

Côđon

5’GAU3’; 5’GAX3’

5’UAU3’; 5’UAX3’

5’AGU3’; 5’AGX3’

5’XAU3’; 5’XAX3’

Axit amin

Aspactic

Tirôzin

Xêrin

Histiđin

Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA…ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:

      Alen M1:   3’TAX XTG GTA ATG TXA…ATX5’.

      Alen M2:   3’TAX XTA GTG ATG TXA…ATX5’.

      Alen M3:   3’TAX XTA GTA GTG TXA…ATX5’.

      Alen M4:   3’TAX XTA GTA ATG TXG…ATX5’.

Theo lý thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?

A. 4.                                        B. 3.                                  C. 1.                                  D. 2.

 

ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

NHẬN BIẾT

Câu1. Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ

A. chỉ là phân tử ADN  mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.

B. phân tử ADN  dạng vòng.

C. phân tử ADN liên kết với prôtêin.

D. phân tử ARN.

Câu 2. Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin

                  A. dạng hitstôn.                              C. cùng các enzim tái bản

            B. dạng phi histôn.                         D. dạng hitstôn và phi histôn.

Câu 3. Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ giữa vì chúng

A.    đã tự nhân đôi.                                                              C. xoắn và co ngắn cực đại.               

B.     tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.          D. chưa phân ly về các cực tế bào.

Câu 4. Một nuclêôxôm gồm

A. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.

B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.

C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.

D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.

Câu 5 THPTQG 2015: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

      A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).                 B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).          

      C. Crômatit.                                                          D. Sợi cơ bản.

Câu 6. Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:

      A. Phân tử ADN -> đơn vị cơ bản nuclêôxôm -> sợi cơ bản -> sợi nhiễm sắc -> crômatit

      B.  Phân tử ADN -> sợi cơ bản -> đơn vị cơ bản nuclêôxôm -> sợi nhiễm sắc -> crômatit

      C.  Phân tử ADN -> đơn vị cơ bản nuclêôxôm -> sợi nhiễm sắc -> sợi cơ bản -> crômatit

      D. Phân tử ADN -> sợi cơ bản -> sợi nhiễm sắc -> đơn vị cơ bản nuclêôxôm -> crômatit

Câu 7. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm mất đoạn, lặp đoạn

A. đảo đoạn, thay thế đoạn     B. thay thế đoạn, đảo đoạn.

C. đảo đoạn, chuyển đoạn.      D. quay đoạn, thay thế đoạn.

Câu 8. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể là

A. Dạng đột biến làm mất đi một  đoạn nào đó của nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.

C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen.

D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Câu 9. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là

A. lặp đoạn, chuyển đoạn.                  B. đảo đoạn, chuyển đoạn.

C. mất đoạn, chuyển đoạn.                 D. lặp đoạn, đảo đoạn.

Câu 10. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  làm thay đổi nhóm gen liên kết thuộc đột biến

      A. mất đoạn.      B. đảo đoạn.         C. lặp đoạn.         D. chuyển đoạn.      

Câu 11.Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả lớn nhất thuộc

      A. mất đoạn, đảo đoạn.                      B. đảo đoạn, lặp đoạn.

      C. lặp đoạn, chuyển đoạn.                  D. mất đoạn, chuyển đoạn.

Câu 12. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản của sinh vật thuộc đột biến:

      A. mất đoạn nhỏ.                 B. đảo đoạn. C. lặp đoạn.                         D. chuyển đoạn lớn.

THÔNG HIỂU

Câu 13: Ở đại mạch, dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia? 

A. Đảo đoạn.               B. Lặp đoạn.               C. Mất đoạn.                           D. Chuyển đoạn.

Câu 14: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến  
     A. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.                                B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.  
    C. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.                                D. đảo đoạn nhiễm sắc thể. 

Câu 15. Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp  hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do

A. ADN có khả năng đóng xoắn.

B. sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.

C. ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm.

D. có thể ở dạng sợi cực mảnh.

Câu 16. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể

A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.

Câu 17: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?  
      A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.  
      B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi. 
     C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.  
     D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động. 

Câu 18 (THPTQG 2015): Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?

A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.                            B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.                                  D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.  

Câu 19 (THPTQG 2019). Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST?

       A. Thêm 1 cặp nuclêôtit.   B. Mất 1 cặp nuclêôtit.      C. Lặp đoạn NST.             D. Đảo đoạn NST.

Câu 20. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào?

            A. Mất đoạn.   B. Chuyển đoạn.         C. Đảo đoạn.   D. Lặp đoạn

Câu 21 (MH 2017). Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây?

       A. Đảo đoạn. 

       B. Chuyển đoạn. 

       C. Lặp đoạn.  

       D. Mất đoạn.

 

 

 

 

Câu 22 (MH 2017): . Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1.

 Các số 1, 2, 3 lần lượt là

    A. sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản.                                                                                                                                

     B. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

     C. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

     D. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc.

Câu 23 (MH 2019): Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

     A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.

     B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.

     C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.

     D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới.

Câu 24: Ở người chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9

      A. Hội chứng tiếng mèo kêu                     B. Hội chứng đao

       C. Bệnh viêm gan siêu vi B                     D. Bệnh ung thư máu ác tính

VẬN DỤNG THẤP

Câu 25: Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây?
Description: https://hoc247.net/fckeditorimgvn/upload/images/2015-11-03_210027.png

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B.  Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể

D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.  

Câu 26: Cho các thông tin:
       1 - Làm thay đổi hàm lượng các nucleotide trong nhân.
       2 - Không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết.
       3 - Làm thay đổi chiều dài của ADN.
       4 - Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ờ động vật.
       5 - Được sử dụng để lập bản đồ gen.
       6 - Có thể làm ngừng hoạt động cùa gen trên NST.
       7 - Làm xuất hiện loài mới.
Đột biết mất đoạn NST có những đặc điểm:

      A. 1,3,5,6              B. 2,6,4,7                    C. 3,5,6,7                    D. 1,2,3,4

Câu 27: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến bị mất 1 đoạn NST số 1, đảo đoạn ở NST số 2. Nếu giảm phân bình thường thì sẽ có bao nhiêu giao tử mang đột biến ?
            A.50%             B.25%             C. 75%                        D. 10%

Câu 28: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?  
     (1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH  
     (2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH  
     A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.  
     B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.  
     C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.  
     D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. 

Câu 29: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến.     Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này  
     A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. 
     B. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.  
     C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. 
     D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. 

Câu 30: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:  (1)ABCDEFG (2)ABCFEDG (3)ABFCEDG (4)ABFCDEG. Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là  
     A. (1) ← (3) → (4) → (1).                                     
     B. (3) → (1) → (4) → (1).  
     C. (2) → (1) → (3) → ( 4).                                    
     D. (1) ← (2) ← (3) → (4). 

 

BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

 

NHẬN BIẾT

Câu 1.Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới một,

A. hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

B. số cặp nhiễm sắc thể.

C. số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

D. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

Câu 2.Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là

A. thể lệch bội.          B. đa bội thể lẻ.         C. thể tam bội.           D. thể tứ bội.

Câu 3. Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là

A. thể lệch bội.         B. đa bội thể chẵn.     C. thể dị đa bội.      D. thể lưỡng bội.

Câu 4( THPTQG 2017). Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ NST là

      A. 4n.                                B. n.                            C. 3n.                          D. 2n.

Câu 5( THPTQG 2018).  Thế đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao lưỡng bội?

      A. Thể ba.                           B. Thể tứ bội.         C. Thể tam bội                D. Thể một.

Câu 6( THPTQG 2019). Thể đột biến nào dưới đây được tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa?

       A. Thể song nhị bội.          B. Thể tam bội.                  C. Thể tứ bội.                    D. Thể ba.

Câu 7. Một phụ nữ có có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó thuộc thể

A. ba.          B. tam bội.                C. đa bội lẻ.               D. đơn bội lệch.

Câu 8. Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính  là XO, người đó bị hội chứng

A. Tớc nơ.           B. Đao          C. siêu nữ.            D.  Claiphentơ.

Câu 9. Sự không phân ly của bộ nhiễm sắc thể  2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên

      A. giao tử 2n.           B. tế bào 4n.      C. giao tử n.           D. tế bào 2n.

Câu 10. Trong tự nhiên đa bội thể thường gặp phổ biến ở

A. vi khuẩn.          B.  các loài sinh sản hữu tính.

C. ở thực vật.        D. nấm.

Câu 11. Đột biến nhiễm sắc thể là những biến đổi về

      A. cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể.            B. một hay một số cặp nuclêôtit.

      C. một phần của cơ thể.          D. một số tính trạng.

Câu 12. Đa bội thể là trong tế bào chứa số nhiễm sắc thể là bội số của bộ      

     A. đơn bội và lớn hơn 2n            B. gấp đôi số nhiễm sắc thể.

C. bằng 2n + 2.                        D. bằng 4n + 2.

THÔNG HIỂU

Câu 13. Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể? 

            A. 13.      B. 15.                   C. 21.       D. 42.

Câu 14. Đối với thể đa bội đặc điểm không đúng là

      A. tế bào có số lượng ADN tăng gấp đôi.       

      B. sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.

C. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.

D. không có khả năng sinh sản.

Câu 15. Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ 

      A. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.

      B. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.

      C. dẫn tới trong cơ thể có hai dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.

      D. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.

Câu 16 ( THPTQG 2016) : Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?

A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).     B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).

C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).        D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).

Câu 17 ( MH 2017). Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba.

B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.

C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.

D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 18 ( MH 2017)  . Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:

I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.

II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.

III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x.

Thứ tự đúng của các bước trên là:

A. I → II → III.     B. I → III → II.     C. II → I → III.   D. II → III → I. 

Câu 19 ( THPTQG 2018) Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

     I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

     II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.

     III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sẳc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

     IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.

            A. 1                             B. 2                 C. 3                                         D. 4

Câu 20 (MH2018): Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới?

A. Đột biến gen.                                 B. Đột biến tự đa bội.

C. Đột biến đảo đoạn NST.                D. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.

Câu 21( THPTQG 2018): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?

I. Đột biến đa bội                                            II. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể

III. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể              IV. Đột biến lệch bội dạng thể một

     A. 3                               B. 1                               C. 2                               D. 4

Câu 22.  Ở cà độc dược 2n = 24. sự tồn tại của thể ba được ghi nhận ở  tất cả các NST. Các thể ba nhiễm được ghi nhận có những đặc điểm nào?

A. Số lượng NST trong tế bào soma khác nhau và có các kiểu hình khác nhau.

B. Số lượng NST trong tế bào soma giống nhau và có kiểu hình giống nhau,

C. Số lượng NST trong tế bào soma là khác nhau và cho kiếu hình giống nhau.

D. Sổ lượng NST trong tế bào soma là giống nhau và cho kiểu hình khác nhau

 

 

 

 

Câu 23 (MH 2017) . Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này

     A. mắc hội chứng Claiphentơ.

     B. mắc hội chứng Đao.

    C. mắc hội chứng Tớcnơ.

    D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

 

Câu 24: Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Đột biến chuyển đoạn luôn làm thay đổi số lượng gen có trên NST.

    II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.

    III. Đột biến lệch bội thể một có thể làm tăng số lượng NST trong tế bào.

    IV. Ở các đột biến đa bội lẻ, số lượng NST luôn là số lẻ.

   A. 4                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 1

VẬN DỤNG THẤP

Câu 25: Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

   A. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.

   B. Thể đột biến này là thể tam bội.

   C. Thể đột biến này được phát sinh do rối loạn nguyên phân của hợp tử.

   D. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.

Câu 26 ( MH 2017). Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?

     A. 12.                                 B. 24.                              C. 25.                             D. 23.

Câu 27: Trong một phép lai giữa hai cây ngô cùng có kiểu hình thân cao, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 35 cao:1 thấp.Giả sử quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, kiểu gen của P trong phép lai đó có thể là

A. AAaa x AAaa           B. AAAa x Aa               C. AAaa x Aaaa             D. AAaa x AA

Câu 28. ở cà chua gen A: qui đinh quả mà đỏ trội hoàn toàn so với alen a: qui định quả màu vàng.Cho giao phấn hai cây cà chua từ bội giao phấn với nhau, thu được F1 có sự phân li KH theo tỉ lệ 11cây đỏ: 1 cây quả vàng.Sơ đồ lai cho kết quả phù hợp là

     A. AAaa x AAaa           B. AAAa x Aa               C. AAaa x Aaaa             D. AAaa x AA

Câu 29 ( THPTQG 2017). Một loài động vật có 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ NST sau đây, có bao nhiêu thể ba?

I. AaaBbDdEe.                              II. ABbDdEe.             III. AaBBbDdEe.

IV. AaBbDdEe.                             V. AaBbDdEEe.         VI. AaBbDddEe.

A. 5.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 30 (MH 2019): Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân licủa tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?

    A. AAaBbb.                        B. AaaBBb.                C. AAaBBb.               D. AaaBbb.

Câu 31( ĐỀ 2019:. Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb × aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng consixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, giao tử có 1 alen trội của F1 chiếm tỉ lệ

A. 32%.                                    B. 22%.                              C. 40%.                             D. 34%.