Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ngữ văn 11 Tiết 1. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU

Tiết 1 - Đọc - hiểu.docx

 

Ngày soạn:       

Ngày giảng: 11A:          

                    11B:         

 

Tiết 1. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU

 

 

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức tiếng Việt, tập làm văn liên quan đến phần Đọc – hiểu.

2. Kĩ năng: Rèn năng làm bài Đọc – hiểu.

3. Thái đ: Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng đắn trước những hiện tượng đời sống hằng ngày.

B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp: GV kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, giải thích...

2. Phương tiện:

- GV: SGK, SBT, SGV, đề, máy tính, điện thoại…

- HS: SGK, SBT, vở ghi, điện thoại…

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS nhắc lại những dạng câu hỏi thường hỏi trong phần Đọc – hiểu.

3. Dạy bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập các dạng câu hỏi thường gặp

 

 

 

 

I. Ôn tập các dạng câu hỏi thường gặp

1. Câu hỏi 1: Dạng câu hỏi nhận biết: hỏi thể thơ, PTBĐ, PCNN...

2. Câu hỏi 2: Dạng câu hỏi thông hiểu: Hỏi hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp nghệ thuật.

3. Câu hỏi 3: Dạng câu hỏi thông hiểu: Yêu cầu nêu suy nghĩ về một vấn đề, câu nói đặt ra từ ngữ liệu.

4. Câu hỏi 4: Dạng câu hỏi vận dụng: yêu cầu học sinh nêu quan điểm riêng về vấn đề được đưa ra từ ngữ liệu.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện đề

GV giao đề cho học sinh. Yêu cầu học sinh đọc, nghiên cứu, hoàn thiện bài tập trong khoảng thời gian 15 phút. Sau khi HS hoàn thiện học sinh gửi lại sản phẩm qua zalo để giáo viên chấm chữa.

II. Luyện đề

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)Như thế nào gọi là sống đơn giản ? Theo quan niệm của những người đề xướng ra trào lưu này, sống đơn giản không đồng nghĩa với cuộc sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau một quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng ; một cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên, tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệđộng – tĩnh; một cuộc sống hồn nhiên, vô tư, không lo lắng, siêu phàm và thoát tục,…Sống đơn giản là tự mình lắng nghe tiếng nói của lòng mình, xem rõ điều mình thật sự cần thiết là cái gì ? Là sống một cuộc sống thực sự của bản thân mình chứ không phải là bắt chước theo lối sống của người khác hoặc sống theo yêu cầu của người khác. […]

(2)Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này…

(TheoChương Thâu, báoVăn nghệ, số Tết 2002)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2.Thao tác lập luận được sử dụng ở đoạn (1) là gì? (0,5 điểm)
Câu 3.Anh (chị) hiểu như thế nào làsống một cuộc sống chân thực? (1,0 điểm)
Câu 4.Anh (chị) có đồng ý với quan niệmsống đơn giảncủa tác giả không? Vì sao? (1,0 điểm)

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh chữa bài

Căn cứ vào bài làm của HS, GV chữa bài cho từng HS

III. Chữa bài

Câu 1. Nghị luận.

Câu 2. giải thích.

Câu 3. Sống một cuộc sống chân thựclà sống đúng với lòng mình, không bắt chước ai, không vì yêu cầu của ai; tạo một mối quan hệ gần gũi, thân thiết với mọi người xung quanh.

Câu 4. Học sinh trả lời theo ý kiến riêng: Có/ Không và có cách lí giải hợp lí, chấp nhận được (VD: Đồng ý. Vì đó là quan niệm tiến bộ; quan niệm đó giúp ta có lối sống lành mạnh, xã hội văn minh; quan niệm đó rất phù hợp với tình hình hiện nay – con người đang chạy theo lối sống vật chất…)

4. Củng cố:

- Giáo viên nhấn mạnh lại những phần kiến thức, kĩ năng quan trọng trong phần Đọc – hiểu.

- Yêu cầu học sinh ghi nhớ, khắc sâu cách thức trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu.

5. HD học bài:

- Học sinh xem lại kiến thức liên quan đến phần Đọc – hiểu.

- Hoàn thiện bài tập sau:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

           Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc. Người trưởng thành cũng gặp những tổn thương tương tự. Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc.
            Thật vậy, cuộc sống của chúng ta được hình thành từ các mối quan hệ khác nhau, là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Qua đó, ta nhận thức về thế giới, về bản thân và ngay cả “số phận” của mình: Những người có mối quan hệ tốt đẹp với người khác thì mau trưởng thành hơn, sống hạnh phúc hơn, tâm hồn trở nên rộng rãi hơn. Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”. Các cơ bắp sẽ trở nên yếu đi nếu không được luyện tập thường xuyên và đầy đủ. Tâm hồn của bạn cũng như thế! Và cách luyện tập tuyệt vời nhất là hãy biết chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể. 

(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu: Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”. ?

Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc?

Câu 4. Thông điệp của văn bản mà anh/chị tâm đắc nhất là gì? Nêu lí do vì sao?